Chuyển đến nội dung chính

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA

Viêm da cơ địa (VDCĐ) là một bệnh da thường gặp [62]. Tỷ lộ bệnh được ước tính trong quần thể dân cư dưới 7 tuổi là 5-15%, trôn 7 tuổi là 2- 10% [65]. Bệnh đã được biết đến từ lảu nhưng phải đến năm 1933 bệnh mới được nghiên cứu ò nhiều khía cạnh khác nhau với việc sử dụng một trong hai thuật ngữ “Viêm da cơ địa: Atopic dermatitis” hoặc “Chàm cơ địa: Atopic eczema" [29].
ảnh minh họa
Hình ảnh lâm sàng của bệnh thay đổi theo lứa tuổi. Trẻ em nhỏ thì tổn thương da chủ yếu là đám mụn nước khu trú ở hai má. Trẻ lớn hơn và người lớn thì tổn thương da chủ yếu là các đám sẩn lichen hoá khu trú ưu tiên ở nếp gấp. Bệnh còn có rất nhiều các đặc điểm khác như: khô da, viêm da bàn tay, bàn chân, hằn da vẽ nổi màu trắng, vảy phấn trắng... Không có một xét nghiệm sàng lọc nào để chẩn đoán bệnh. Bệnh dễ nhận thấy ở trẻ em vì vị trí khu trú khá đặc hiệu nhưng ở người lớn thì hình ảnh lâm sàng đa dạng, lại chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường nhiẻu hơn ncn vấn để nhặn biết bệnh khó hơn. VI vậy vấn đé nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng của VDCĐ ở người lớn là hết sức cần thiết, qua đó hy vọng có thể tìm kiếm được một số dấu hiệu đặc trưng và thường gặp để giúp cho chẩn đoán bệnh trên lâm sàng được dõ dàng hơn.

Cơ chế bộnh sinh của bệnh chưa thực sợ được sáng tỏ, nhưng đa số các tác giả cho rằng VDCĐ là sự kết hợp của một cơ địa dễ dị ứng (atopy) và những tác nhân kích thích bên trong hay bên ngoài. Đáp ứng với các tác nhân kích thích, cơ thể bệnh nhân (BN) có hàng loạt những biến đổi, tạo nôn viôm da [29,60,62,63,65,75,113]. Biến đổi miễn dịch (MD) được cho là quan trọng trong cơ chế bệnh sinh nhưng những biến đổi MD khổng gặp ở tất cả các BN [63,65]. Mặt khác sự nhận xét về những biến đổi MD không đồng nhất giữa các tác giả và sự đánh giá vai trò của chúng trong VDCĐ mới chỉ là những điều phỏng đoán [29,62,63,65]. Vì vậy việc nghiên cứu một số đặc điểm miễn dịch trong VDCĐ cũng là một việc làm quan trọng và cần thiết để qua đó có thể phần nào hiểu biết thêm về cơ chế bệnh sinh, tìm kiếm cơ sở cho vấn để điều trị bệnh.

Theo hiểu biết của chúng tôi ở Việt nam mới chỉ có một số nghiên cứu về một vài đặc điểm của bộnh chàm nói chung hoặc định lượng IgE ở người bình thường và ở người có tiền sử dị ứng [15,21] hoặc có những số liệu về lympho T và B ở người binh thường [5,23] chứ chưa có số liệu nào về các chỉ số nêu trên trong VDCĐ nói riêng.

Tất cả những vấn đẻ nêu trên là lý do để chúng tồi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và miễn dịch trong bệnh Viêm da cơ địa người lớn”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TRẺ VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ CHỮA KHỎI KHÔNG?

Hỏi: Con trai tôi được 22 tháng tuổi cháu bị nổi mẩn hết hai chân, hai tay nốt đỏ có nốt có mủ. Tôi đã cho cháu đi khám ở bệnh viện da liễu và bệnh viện nhi TƯ được kết luận là viêm da cơ địa đã cho thuốc nhưng đều không khỏi, tôi cho cháu khám cả đông y bác sỹ cho thuốc bôi và nói chỉ đỡ thôi chứ không khỏi được. Vậy xin hỏi bác sỹ bệnh của con tôi có chữa được không và khám ở đâu? Xin cảm ơn bác sỹ. (Phạm Thị Hường) Trả lời: Cháu đi khám chuyên khoa da liễu ở Bệnh viện nhi trung ương hoặc viện Da liễu là đúng chuyên khoa rồi. Cần kiên trì chữa trị cho cháu. 2. Hỏi: Tôi có đứa cháu hơn một tuổi điều kiện sinh hoạt sạch sẽ thỉnh thoảng nhà có muỗi, mỗi lần bị muỗi cắn cháu bị sưng đỏ sau đó lặn nhưng để lại 1 hột nhỏ li ti không mọng nước nhưng y như có cồi (kKhông phải như bị sưng mũ) dùng móng tay khảy cũng không ra, cả tuần cũng không thấy lặn hẳn nên làm chân tay của bé nhìn như bị ghẻ, hoa lung tung nhìn rất mất thẩm mỹ. Mong các bác sĩ chẩn đoán giúp và hướng dẫn tôi cách xử lý.

THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA

Một số hình thái của bệnh viêm da cơ địa căn cứ trên lâm sàng chia làm 3 giai đoạn với các thuốc điều trị khác nhau: Giai đoạn cấp tính: Tổn thương da là các mụn nước, sẩn, tiết dịch nhiều làm tổn thương luôn ẩm ướt, có chỗ chảy nước, có chỗ đóng vảy tiết vàng, nền da ở dưới phù nề, đỏ. Đôi khi có thể kèm theo mụn mủ do nhiễm trùng bồi phụ. Giai đoạn bán cấp: Tổn thương da khô hơn với các sẩn nổi cao hơn mặt da, sắp xếp thành đám trên nền da đỏ, phù nề nhẹ. Có thể kèm theo nhiều vết xước, tiết dịch do bệnh nhân gãi. Giai đoạn mạn tính: Tổn thương da hoàn toàn khô với các biểu hiện là một đám dày da, sần sùi, nền da thâm đen hoặc đỏ thẫm. Trên một mảng sẩn dày sừng có các khía lõm xuống trông như hằn cổ trâu do mắc bệnh lâu ngày kèm theo bệnh nhân chà xát, gãi nhiều. Có thể kết hợp biểu hiện da bàn tay, bàn chân bị khô, bong da, dày sừng, nứt nẻ kiểu á sừng. Thuốc điều trị: Các thuốc điều trị phải phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Giai đoạn cấp tính: Không nên bôi các thuốc dạng mỡ vì s

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH CHÀM SỮA Ở TRẺ

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên mắc phải bệnh chàm còn gọi là bệnh chàm sữa hay lác sữa. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và gián tiếp tác động xấu tới sự phát triển thể lực của trẻ. Bệnh chàm sữa ở trẻ em nếu không được chữa trị hiệu quả ngay từ sớm sẽ dễ dẫn tới bệnh mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ sau này. Trước hết, phụ huynh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để từ đó biện pháp phòng tránh phù hợp và đừng quá lo lắng. Bạn nên cẩn thận và tìm hiểu đúng mức độ bệnh của con mình, tốt hơn hết nếu gần cơ sở y tế chuyên môn thì bạn đưa bé đến đó để theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bài viết liên quan: Chữa bệnh chàm sữa cho trẻ bằng mướp đắng Viêm da cơ địa ở trẻ em - Thuốc nào để chữa? Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ Nguyên nhân gây bệnh chàm cho đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên 2 yếu tố được xem là tác nhân phát sinh và khiến cho bệnh tái phát là do cơ địa và dị ứng nguyên. Cụ thể như sau: