Chuyển đến nội dung chính

CHỮA TRỊ BỆNH NỔI MỀ ĐAY Ở TRẺ NHỎ

Nổi mề đay không chỉ xảy ra ở người lớn, mà còn diễn ra ở rất nhiều trẻ nhỏ. Căn bệnh này đang gây ra khá nhiều phiền toái cho các bậc cha mẹ khi con mắc phải bệnh này, vì những biểu hiện của bệnh ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt và tâm lý có trẻ, nếu như mãn tính thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của bé. Chính vì thế mà việc chữa trị bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ cần thực hiện sớm và đúng cách để ngăn chặn những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra. Dưới đây là cách bệnh nổi mề đay cho trẻ mà các bạn có thể tham khảo qua.



Chữa mề đay ở chữa thế nào là đúng cách?


Đối với trẻ nhỏ khi bị mắc phải bệnh dị ứng nổi mề đay thì với sức đề kháng của trẻ thường yếu, vùng da còn non khi tiếp xúc với những chất kích thích, chất gây dị ứng khiến trẻ dể bị mắc bệnh. Vì thế mà việc phòng tránh mề đay ở trẻ cần được thực hiện sớm nhất, việc phòng lúc nào cũng tốt hơn chống, hàng ngày bạn vệ sinh sạch sẽ tắm rửa cho trẻ, tránh việc cho trẻ tiếp xúc với những yếu tố có thể gây dị ứng thuốc, thực phẩm, phụ gia, phấn hoa, lông vật nuôi, nhiễm ký sinh trùng. Đồng thời nói không với những loại thực phẩm gây dị ứng cho trẻ...

Một số biểu hiện nhận dang trẻ bị dị ứng nổi mề đay như: mẩn ngứa, da đỏ phù nề, có hình dạng và kích thước thay đổi, có thể nổi ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, khi thấy những dấu hiệu này bạn cần phải hiểu rõ rằng con bạn đã bị nổi mề đay. Đối với một số trường hợp bệnh năng thì bệnh còn kèm theo triệu chứng đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy…Nguy hiểm hơn nổi mề đay cũng có thể xảy ra ở tổ chức não gây phù nào hoặc xảy ra ở đường hô hấp như thanh - khí quản gây phù nề, khó thở cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng.

Hiểu được những thông tin về bệnh là cách tốt nhất để các mẹ có thể tìm ra được cách điều trị bệnh sớm nhất, hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra.

Cách điều trị nổi mề đay ở trẻ nhỏ

Ngoài việc sử dụng các biện pháp chăm sóc giảm bệnh như dùng: nước ấm để tắm cho trẻ mỗi ngày, chọn các sản phẩm tắm êm dịu da, không có chất tẩy rửa. không nên nằm quạt vì gió có thể xâm nhập vào người qua lỗ chân lông. Không nên dùng thuốc thoa có thể gây viêm da ở trẻ...Ngoài ra các mẹ cũng nên tham khảo thêm cách chữa mề đay cụ thể giảm triệu chứng mề đay sớm. Hãy tham khảo qua 2 mẹo trị mề đay cho trẻ đơn giản ngay sau đây nhé!

Cách 1: Dùng gừng nấu đường trị mề đay cho trẻ

Trẻ em sức đề kháng yếu vì thế nếu chưa cần thiết thì bạn không nên lạm dụng quá nhiều thuốc tây, bởi thuốc tây có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Giải pháp cho bạn trong trường hợp trẻ bị bệnh là các biện pháp tự nhiên như dùng gừng nấu đường trị mề đay cho trẻ. Gừng là gia vị quen thuộc trong nhà bếp này cũng mang đến tác dụng trị mề đay rất tốt. Thành phần của gừng tươi có tính sát trùng và có khả năng chống viêm rất tốt nhờ chất men zingibain có trong gừng nên giúp giảm nhanh các triệu chứng nổi mẩn, ngứa, tổn thương trên da mà mề đay mang đến.


Cách dùng: đơn giản bạn có thể áp dụng đơn giản như sau: chuẩn bị 1/2 chén giấm, 100g và khoảng 50g gừng tươi. Rửa sạch gừng, thái thành sợi rồi bỏ vào nồi đất đổ giấm và đường thể vào, cho thêm một chút nước với lượng vừa đủ nấu chín. Đun nhỏ lửa, canh chừng còn khoảng 1/2 chén nước thì bắc ra gạn bỏ bã lấy nước để dùng. dùng 3 lần/ ngày liên tục trong 1 tuần sẽ thấy bệnh mề đay của trẻ thuyên giảm hẳn.

Cách 2: Dùng lá kinh giới chữa mề đay ở trẻ

Một nguyên liệu quen thuộc trị nổi mề đay ở trẻ nữa đó chính là dùng lá kinh giới chữa mề đay, với tính chất ấm của lá kinh giới sẽ giúp các triệu chứng nổi mề đay nhanh chóng biến mất.


Cách dùng: Đơn giản bạn lấy lá và ngọn của cây kinh giới rồi đem sao cho nóng già. chuẩn bị một miếng vải mỏng cho lá vừa rang nóng ra vải và tiến hành chà xát khắp chỗ ngứa. Làm nhiều lần sẽ giảm ngứa nhanh. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng biện pháp xông hơi bằng nước lá kinh giới đã đun sôi cũng giúp xóa sổ những vết tích của mề đay trên da.

Chúc các bạn thành công!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CHỮA VIÊM DA CƠ ĐỊA BẰNG TÂY Y

Viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, có thể chỉ đơn giản là các đám khô da mất sắc tố, nhưng cũng có thể biểu hiện rất nặng như đỏ da toàn thân. Triệu chứng của bệnh biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn diễn biến. Tổn thương da cấp tính hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Giai đoạn này thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.  Eczema còn gọi là bệnh chàm - một bệnh da dị ứng mạn tính. Tổn thương của bệnh eczema có các đặc trưng: khởi đầu trên bề mặt da sẩn đỏ, lấm tấm nhiều hạt nước nhỏ, người bệnh ngứa gãi nhiều; có thể chảy nước vàng do gãi, đóng vảy t...

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH CHÀM SỮA Ở TRẺ

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên mắc phải bệnh chàm còn gọi là bệnh chàm sữa hay lác sữa. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và gián tiếp tác động xấu tới sự phát triển thể lực của trẻ. Bệnh chàm sữa ở trẻ em nếu không được chữa trị hiệu quả ngay từ sớm sẽ dễ dẫn tới bệnh mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ sau này. Trước hết, phụ huynh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để từ đó biện pháp phòng tránh phù hợp và đừng quá lo lắng. Bạn nên cẩn thận và tìm hiểu đúng mức độ bệnh của con mình, tốt hơn hết nếu gần cơ sở y tế chuyên môn thì bạn đưa bé đến đó để theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bài viết liên quan: Chữa bệnh chàm sữa cho trẻ bằng mướp đắng Viêm da cơ địa ở trẻ em - Thuốc nào để chữa? Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ Nguyên nhân gây bệnh chàm cho đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên 2 yếu tố được xem là tác nhân phát sinh và khiến cho bệnh tái phát là do cơ địa và dị ứng nguyên. Cụ thể như sau: ...

VIÊM DA CƠ ĐỊA VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

Bệnh viêm da cơ địa(Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Liken đơn dạng mạn tính…. Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “Ngứa-Gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường tăng cao. Dịch tễ học: - Tỷ lệ hiện mắc: Hiện nay, chưa có nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc viêm da cơ địa ở Việt Nam. Theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-20% [1, 2, 3, 4]. Theo báo cáo của phòng khám V...