Chuyển đến nội dung chính

THẢO DƯỢC QUANH NHÀ CHỮA BỆNH Á SỪNG HIỆU QUẢ

Bệnh á sừng là một căn bệnh ngoài da mãn tính kéo dài rất dai dẳng và thường xuyên tái phát. Bệnh không chỉ gây cảm giác khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt mà còn khiến cho người bệnh có tâm lý e ngại, mất tự tin. Hiện nay có rất nhiều cách trị bệnh á sừng hiệu quả. Trong đó, việc thường xuyên dùng các loại thuốc tây, thuốc chữa corticoid bôi ngoài da dễ gây tác dụng phụ nếu như dùng thường xuyên, dài ngày. Chính vì thế, xu hướng tìm đến và áp dụng các bài thuốc thảo dược trở nên phổ biến nhằm điều trị lâu dài mang lại hiệu quả cao và tuyệt đối an toàn cho da. Dưới đây là một số bài thuốc từ thảo dược quanh nhà chữa bệnh á sừng hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo áp dụng.

Cách chữa bệnh á sừng bằng cây chè xanh


THẢO DƯỢC QUANH NHÀ CHỮA BỆNH Á SỪNG HIỆU QUẢ


Trong thành phần của lá chè xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng tẩy đi lớp tế bào da chết giúp làm sạch da và ngăn chặn quá trình lão hóa da. Bên cạnh đó, nguồn vitamin phong phú có trong tinh chất chè xanh giúp dưỡng da mềm mại và phục hồi làn da nhanh chóng. Chính vì thế, trà xanh được xem là một giải pháp tự nhiên dùng để trị bệnh á sừng rất hiệu quả giúp khắc phục và ngăn chặn các triệu chứng của bệnh hiệu quả.

Bạn hái (hoặc) mua là chè xanh đem rửa sạch, nấu nước hoặc pha đặc khoảng 15 phút, sau đó cho vào một chút muối, hòa tan và ngâm chân, tay vào đó. Trong quá trình ngâm, bạn có thể dùng bã lá chè xanh chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh. Ngâm chân tay khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày. Bạn nên áp dụng liên tục trong khoảng 1 tuần liên tiếp sẽ thấy rõ hiệu quả. Còn nếu sau khoảng một tuần ngâm mà không cảm giác dịu đi thì có thể là bạn không hợp thuốc này.

Cách chữa bệnh á sừng bằng lá sung, đu đủ, khoai tây


THẢO DƯỢC QUANH NHÀ CHỮA BỆNH Á SỪNG HIỆU QUẢ

Đây là một bài thuốc dân gian dùng để chữa bệnh ngoài da, nhất là bệnh á sừng rất phổ biến và cho hiệu quả cao. Các bạn thực hiện như sau:

Lấy một nắm lá sung, một nắm lá đu đủ tía, hai củ khoai tây. Hai loại lá đem rửa sạch, giã nát. Khoai tây luộc chín. Sau đó cho 2 nguyên liệu vào trộn đều. Tiếp đến, bạn lấy một bó chè tươi (xanh) nấu khoảng 10 phút, sau đó để qua ngày cho thiu, lấy nước chè này rửa nơi bị bệnh cho sạch sau đó lấy thuốc đã chế sẵn ở trên bó vào rồi băng lại, để qua đêm sáng lấy ra, rửa lại bằng nước chè ấm ấm. Bài thuốc này thực hiện bằng cách dùng mỗi ngày làm vài lần như vậy sẽ rất hiệu quả.

Cách chữa bệnh á sừng bằng cây sài đất và rau răm


THẢO DƯỢC QUANH NHÀ CHỮA BỆNH Á SỪNG HIỆU QUẢ

Rau răm có vị cay, tính nóng có tác dụng khử trùng, loại bỏ lớp tế bào chết trên da rất hiệu quả. Cây sài đất cũng có tác dụng khử trùng rất tốt nên đây là sự kết hợp cho hiệu quả chữa bệnh á sừng rất đơn giản, hiệu quả.

Bạn lấy cả 2 loại nguyên liệu đem rửa sạch, sau đó sài đất mang đun lấy nước, để ấm, dùng sửa tay thật sạch. Rau răm giã nát rồi đắp lên chỗ bị á sừng. Mỗi lần đắp như vậy khoảng 1h đồng hồ, ngày đắp 1-2 lần.

Cách chữa bệnh á sừng bằng cây đinh lăng và huyết dụ


THẢO DƯỢC QUANH NHÀ CHỮA BỆNH Á SỪNG HIỆU QUẢ

Đây là bài thuốc chữa bệnh á sừng hiệu quả được dùng dưới dạng sắc uống cho hiệu quả trị bệnh á sừng rất hiệu quả. Do cả 2 cây này đều chứa tinh chất có tác dụng khử trùng, ngăn chặn tình trạng bệnh từ sâu bên trong.

Các bạn chuẩn bị nguyên liệu mỗi thứ một nắm nhỏ, lá huyết dụ bằng 1/2 lá đinh lăng, rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ vào sắc như sắc thuốc bắc rồi dùng để uống. Nếu khó uống có thể cho thêm đường hoặc cam thảo vào.

Cách chữa bệnh á sừng bằng chanh


THẢO DƯỢC QUANH NHÀ CHỮA BỆNH Á SỪNG HIỆU QUẢ

Hầu hết mọi người đã không còn xa lạ gì với chanh là một nguyên liệu tự nhiên có chứa nhiều vitamin C có tác dụng kháng khuẩn, tẩy tế bào chết rất hiệu quả được dùng phổ biến trong làn đẹp. Tính chất tẩy tế bào da chết của chanh có thể dùng để khắc phục triệu chứng bệnh á sừng giúp làm sạch vùng da bị bệnh rất tốt.

Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy quả chanh, cắt lát sau đó chà xát nhẹ nhàng vào chỗ nứt nẻ da. Bạn có thể thực hiện thao tác này bất cứ lúc nào để khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả.

Song song với việc dùng các bài thuốc thảo dược nêu trên, người bệnh cần thiết nên kết hợp với chế độ ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước để ngăn chặn bệnh từ bên trong. Bên cạnh đó cần bảo vệ tốt cho da trước môi trường, sự thay đổi thời tiết.
Đọc thêm: Nguyên nhân gây bệnh á sừng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TRẺ VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ CHỮA KHỎI KHÔNG?

Hỏi: Con trai tôi được 22 tháng tuổi cháu bị nổi mẩn hết hai chân, hai tay nốt đỏ có nốt có mủ. Tôi đã cho cháu đi khám ở bệnh viện da liễu và bệnh viện nhi TƯ được kết luận là viêm da cơ địa đã cho thuốc nhưng đều không khỏi, tôi cho cháu khám cả đông y bác sỹ cho thuốc bôi và nói chỉ đỡ thôi chứ không khỏi được. Vậy xin hỏi bác sỹ bệnh của con tôi có chữa được không và khám ở đâu? Xin cảm ơn bác sỹ. (Phạm Thị Hường) Trả lời: Cháu đi khám chuyên khoa da liễu ở Bệnh viện nhi trung ương hoặc viện Da liễu là đúng chuyên khoa rồi. Cần kiên trì chữa trị cho cháu. 2. Hỏi: Tôi có đứa cháu hơn một tuổi điều kiện sinh hoạt sạch sẽ thỉnh thoảng nhà có muỗi, mỗi lần bị muỗi cắn cháu bị sưng đỏ sau đó lặn nhưng để lại 1 hột nhỏ li ti không mọng nước nhưng y như có cồi (kKhông phải như bị sưng mũ) dùng móng tay khảy cũng không ra, cả tuần cũng không thấy lặn hẳn nên làm chân tay của bé nhìn như bị ghẻ, hoa lung tung nhìn rất mất thẩm mỹ. Mong các bác sĩ chẩn đoán giúp và hướng dẫn tôi cách xử lý.

THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA

Một số hình thái của bệnh viêm da cơ địa căn cứ trên lâm sàng chia làm 3 giai đoạn với các thuốc điều trị khác nhau: Giai đoạn cấp tính: Tổn thương da là các mụn nước, sẩn, tiết dịch nhiều làm tổn thương luôn ẩm ướt, có chỗ chảy nước, có chỗ đóng vảy tiết vàng, nền da ở dưới phù nề, đỏ. Đôi khi có thể kèm theo mụn mủ do nhiễm trùng bồi phụ. Giai đoạn bán cấp: Tổn thương da khô hơn với các sẩn nổi cao hơn mặt da, sắp xếp thành đám trên nền da đỏ, phù nề nhẹ. Có thể kèm theo nhiều vết xước, tiết dịch do bệnh nhân gãi. Giai đoạn mạn tính: Tổn thương da hoàn toàn khô với các biểu hiện là một đám dày da, sần sùi, nền da thâm đen hoặc đỏ thẫm. Trên một mảng sẩn dày sừng có các khía lõm xuống trông như hằn cổ trâu do mắc bệnh lâu ngày kèm theo bệnh nhân chà xát, gãi nhiều. Có thể kết hợp biểu hiện da bàn tay, bàn chân bị khô, bong da, dày sừng, nứt nẻ kiểu á sừng. Thuốc điều trị: Các thuốc điều trị phải phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Giai đoạn cấp tính: Không nên bôi các thuốc dạng mỡ vì s

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH CHÀM SỮA Ở TRẺ

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên mắc phải bệnh chàm còn gọi là bệnh chàm sữa hay lác sữa. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và gián tiếp tác động xấu tới sự phát triển thể lực của trẻ. Bệnh chàm sữa ở trẻ em nếu không được chữa trị hiệu quả ngay từ sớm sẽ dễ dẫn tới bệnh mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ sau này. Trước hết, phụ huynh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để từ đó biện pháp phòng tránh phù hợp và đừng quá lo lắng. Bạn nên cẩn thận và tìm hiểu đúng mức độ bệnh của con mình, tốt hơn hết nếu gần cơ sở y tế chuyên môn thì bạn đưa bé đến đó để theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bài viết liên quan: Chữa bệnh chàm sữa cho trẻ bằng mướp đắng Viêm da cơ địa ở trẻ em - Thuốc nào để chữa? Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ Nguyên nhân gây bệnh chàm cho đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên 2 yếu tố được xem là tác nhân phát sinh và khiến cho bệnh tái phát là do cơ địa và dị ứng nguyên. Cụ thể như sau: