Chuyển đến nội dung chính

BỊ TRÓC DA MÓNG TAY CÓ PHẢI VIÊM DA CƠ ĐỊA?

Xin hỏi:

Cháu nhà tôi năm nay 4 tuổi, khá hiếu động. Gần đây khi vệ sinh cho con, tôi để ý thấy da móng tay của cháu bị bong tróc, lúc đầu nghĩ rằng do cháu thường xuyên cắn móng tay làm trầy xước và bong da tay nên tôi chỉ nhắc con không được hành động như vậy. Rồi tình trạng này lặp lại khoảng 2 - 3 lần. Sau khi tôi tìm hiểu lại thì không phải do cháu cắn móng tay mà da đầu ngón tay vẫn bị bong tróc, khô, có lúc thấy cháu kêu đau. Không biết với dấu hiệu như vậy có phải con tôi đang bị viêm da cơ địa không? Tôi nên làm gì? Mong nhận được sự tư vấn. Xin cảm ơn! (Thu Hằng - Hà Nội).

BỊ TRÓC DA MÓNG TAY CÓ PHẢI VIÊM DA CƠ ĐỊA?
Để giải đáp câu hỏi này của bạn, Trường đã kết nối tới Th.S Nguyễn Thị Phượng (phó chủ tịch hội da liễu Đông y Việt Nam) để tìm được câu giải đáp chính xác giúp bạn có sự chuẩn bị tiếp nhận kiến thức chăm sóc bé tốt hơn.
Bài viết liên quan:

Nội dung trả lời từ Th.S Nguyễn Thị Phượng gửi bạn thông qua câu hỏi

Trẻ em thường hiếu động nên trong các hoạt động hàng ngày thường tiếp xúc với nhiều bụi bặm, vi khuẩn gây bệnh. Do đó, dưới móng tay trẻ luôn tiềm ẩn một lượng lớn vi khuẩn khi gặp môi trường tương thích sẽ phát tác bệnh bất kỳ lúc nào. Do đó, khi xung quanh móng tay bé có các triệu chứng da bị khô, bong tróc, móng tay ửng hồng hoặc nổi vảy trắng, sần bạn đừng chủ quan bởi nó báo hiệu sức khỏe bé đang có vấn đề. 

Với trường hợp của con bạn có dấu hiệu da xung quanh móng tay bị bong tróc thường là báo hiệu của bệnh viêm móng hoặc nấm móng. Nếu có thêm các biểu hiện vùng da quanh móng còn bị tấy đỏ, đau và có thể có mủ, móng tay lâu ngày bị teo, đổi màu, hoặc móng sần sùi thì có thể xác định được bé đang bị bệnh nấm móng. Khi đó, bạn nên đưa bé đi khám để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Không nên để lâu sẽ khiến bệnh nặng thêm và khó điều trị cũng như ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của bé.

Bên cạnh đó, bạn lưu ý cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhất là vùng móng tay, chân và bảo vệ thật tốt cho da vùng bị bệnh. Khi vệ sinh không nên dùng xà bông có hoạt tính cao, những loại nước tẩy rửa có chứa xút ăn da sẽ làm vết nấm của bé bị ăn sâu dẫn đến nhiễm trùng móng, bệnh nấm sẽ càng nặng thêm. Hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với các môi trường có tác nhân gây bệnh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH CHÀM SỮA Ở TRẺ

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên mắc phải bệnh chàm còn gọi là bệnh chàm sữa hay lác sữa. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và gián tiếp tác động xấu tới sự phát triển thể lực của trẻ. Bệnh chàm sữa ở trẻ em nếu không được chữa trị hiệu quả ngay từ sớm sẽ dễ dẫn tới bệnh mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ sau này. Trước hết, phụ huynh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để từ đó biện pháp phòng tránh phù hợp và đừng quá lo lắng. Bạn nên cẩn thận và tìm hiểu đúng mức độ bệnh của con mình, tốt hơn hết nếu gần cơ sở y tế chuyên môn thì bạn đưa bé đến đó để theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bài viết liên quan: Chữa bệnh chàm sữa cho trẻ bằng mướp đắng Viêm da cơ địa ở trẻ em - Thuốc nào để chữa? Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ Nguyên nhân gây bệnh chàm cho đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên 2 yếu tố được xem là tác nhân phát sinh và khiến cho bệnh tái phát là do cơ địa và dị ứng nguyên. Cụ thể như sau:

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Nhiều câu hỏi cũng như những hướng dẫn được gửi đến chia sẻ cùng Trường về việc dùng lá trầu không để chữa bệnh viêm da cơ địa. Xưa nay trong dân gian vẫn dùng khá nhiều loại lá khác nhau có tác dụng làm mát trong hoặc làm giảm ngay triệu chứng ngứa của vùng cơ thể bị viêm da cơ địa mà Trường đã giới thiệu ở bài viết: Chữa viêm da cơ địa bằng bài thuốc dân gian Quy trở lại với vấn đề thắc mắc của hôm nay, lá trầu không có thực sự là biện pháp tốt để chữa viêm da cơ địa thì chúng ta cùng phân tích, ngoài ra bản thân Trường cũng rất mong muốn nhận được những chia sẻ về nội dung này của mọi người dưới nhận xét. # Dùng lá trầu không chữa viêm da cơ địa Dùng lá trầu không chữa trị viêm da cơ địa rất đơn giản. Các bạn chỉ cần dùng lá trầu rửa sạch, vò nát rồi chà xát lên vùng da bị bệnh hàng ngày mỗi khi tắm. Hoặc bạn có thể dùng lá trầu đem nấu nước tắm, phần bã cũng dùng để chà xát cho vùng da nhiễm bệnh hàng ngày. Với cả 2 cách dùng này, các bạn có thể thêm vào đó một chút muối giúp khán

PHÒNG NGỪA NỔI MỀ ĐAY NGỨA DO DỊ ỨNG THỜI TIẾT

Những người thường xuyên bị dị ứng da do thời tiết sẽ luôn cảm thấy khó chịu và ám ảnh với các trận nổi phát ban mẩn ngứa mỗi khi thời tiết thay đổi chuyển nóng hay lạnh đột ngột. Với đặc điểm thời tiết như ở nước ta rất dễ gây ra dị ứng và khiến cho bệnh tái phát, khó chữa trị dứt điểm. Cách chữa nổi mề đay ngứa do dị ứng thời tiết tốt nhất là nên phòng tránh bệnh thật tốt. Vào những thời điểm giao mùa, người có tiền sử bệnh mề đay hoặc đang trong tình trạng có bệnh sẽ cảm thấy khá lo lắng vì đây cũng là thời điểm khiến bệnh này trở nên tồi tệ hơn. Vậy nên người bệnh cần phải lưu ý nhất trong những thời điểm này. Thường thì Trường thấy chia sẻ của các bạn là ngoài việc phải kiêng khem, che chắn cơ thể cẩn thận thì các bạn cũng chỉ cho biết khá nhiều mẹo nhỏ giúp chủ động vượt qua thời điểm này. Bài viết liên quan: Chữa trị bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ Thuốc chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa hiệu quả Những mẹo nhỏ giúp bạn phòng ngừa tốt bệnh nổi mề đay do dụ ứng thời tiết - Dùng bột khoai t