Chuyển đến nội dung chính

BỊ BỆNH VIÊM DA DẦU NÊN DÙNG THUỐC NÀO?


Viêm da dầu (viêm da tiết bã) ở người lớn và trẻ em là một căn bệnh ngoài da mãn tính tính, kéo dài dai dẳng và tạo nên những rắc rối trong cuộc sống của người bị bệnh. 
Nói đến vấn đề của bệnh viêm da đầu thì qua Email của Trường có nhận được khá nhiều hình ảnh, tình trạng bệnh và những chia sẻ được gửi về. Trường rất cảm ơn vì điều đó và vì blog chia sẻ cá nhân của mình được nhiều bạn biết đến hơn.

Quay trở lại với vấn đề câu hỏi của bạn Hoàng Văn Tùng (tungzizu...@gmail.com) về việc khắc phục tình trạng bệnh viêm da đầu, bạn có nhấn mạnh là bệnh của bạn ấy phức tạp hơn khi thời tiết ẩm, chuyển sang thu đông. Hay những lúc hoạt động mùa hè khiến mồ hôi của bạn ra nhiều. Bạn có ra những hiệu thuốc mua về sử dụng nhưng được một thời gian ngưng lại thì bệnh lại tái diễn nên phân vân không biết sử dụng loại thuốc nào giúp trị tận gốc căn bệnh này hoặc kéo dài tần suất bị lại.

- Thực tế hiện nay trên thị trường nhà thuốc ngoài có các loại thuốc mà Trường có tìm hiểu qua, và truyền tải cho bạn đọc nội dung dưới đây
Bài viết liên quan:

Các loại thuốc thường được dùng trong việc điều trị viêm da dầu

Dùng thuốc Glucocorticoid

BỊ VIÊM DA DẦU NÊN DÙNG THUỐC NÀO?

Đây là loại thuốc thường được sử dụng để chữa bệnh viêm da nhằm mục đích loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và làm giảm triệu chứng viêm da, ngứa da. Thuốc được dùng dưới 2 dạng đường uống và bôi tại chỗ như sau:

- Dùng thuốc Glucocorticoid bôi tại chỗ: sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Khi các biểu hiện đã được kiểm soát thì có thể bôi cách ngày hoặc hai lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Cần chú ý thuốc chỉ dùng trong thời gian ngắn. Khi dùng chú ý và thận trọng một số tác dụng phụ có thể gặp phải như rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da...

- Thuốc kháng histamin: chủ yếu được dùng với mục đích giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ.

- Dùng thuốc Glucocorticoid đường uống hoặc tiêm: sử dụng cho các trường hợp bệnh nặng không đáp ứng hiệu quả khi sử dụng bằng bôi tại chỗ. Người bệnh có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày nhưng phải lưu ý giảm dần liều trước khi cắt.

Với loại thuốc chữa viêm da dầu này, các bạn không nên tự ý sử dụng vì có thể gây hại cho da và sức khỏe. Lưu ý trước khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ một cách chính xác và dùng thuốc phù hợp.

Các loại thuốc khác

- Biotin 5mg 2viên/ngày, có thể dùng hàng tháng.

- Vitamin A 50. 000-100. 000 IU/ngày.

- Cetirizin 10mg 2v/ngày

- Cimetidin 300mg 2v/ngày

Những lưu ý cần thiết khi bị viêm da dầu

Để chữa trị bệnh viêm da dầu hiệu quả, cùng với việc sử dụng các loại thuốc điều trị, người bệnh cần kết hợp với các biện pháp bảo vệ và phòng tránh bệnh như sau:
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, môi trường ô nhiễm, vi khuẩn vì sẽ khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn. Không nên gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị bệnh sẽ gây tổn thương da, xước da dẫn đến viêm nhiễm.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho da thường xuyên hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn và triệu chứng da khô bong tróc
  • Người thể địa da dầu thường thuộc tạng nhiệt (dễ bị táo bón), do đó nên tăng cường ăn rau, đậu, quả tươi, hạn chế đường, mỡ, bia, rượu, thuốc lá, chú ý chống táo bón.

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    CHỮA VIÊM DA CƠ ĐỊA BẰNG TÂY Y

    Viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, có thể chỉ đơn giản là các đám khô da mất sắc tố, nhưng cũng có thể biểu hiện rất nặng như đỏ da toàn thân. Triệu chứng của bệnh biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn diễn biến. Tổn thương da cấp tính hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Giai đoạn này thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.  Eczema còn gọi là bệnh chàm - một bệnh da dị ứng mạn tính. Tổn thương của bệnh eczema có các đặc trưng: khởi đầu trên bề mặt da sẩn đỏ, lấm tấm nhiều hạt nước nhỏ, người bệnh ngứa gãi nhiều; có thể chảy nước vàng do gãi, đóng vảy t...

    NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH CHÀM SỮA Ở TRẺ

    Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên mắc phải bệnh chàm còn gọi là bệnh chàm sữa hay lác sữa. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và gián tiếp tác động xấu tới sự phát triển thể lực của trẻ. Bệnh chàm sữa ở trẻ em nếu không được chữa trị hiệu quả ngay từ sớm sẽ dễ dẫn tới bệnh mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ sau này. Trước hết, phụ huynh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để từ đó biện pháp phòng tránh phù hợp và đừng quá lo lắng. Bạn nên cẩn thận và tìm hiểu đúng mức độ bệnh của con mình, tốt hơn hết nếu gần cơ sở y tế chuyên môn thì bạn đưa bé đến đó để theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bài viết liên quan: Chữa bệnh chàm sữa cho trẻ bằng mướp đắng Viêm da cơ địa ở trẻ em - Thuốc nào để chữa? Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ Nguyên nhân gây bệnh chàm cho đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên 2 yếu tố được xem là tác nhân phát sinh và khiến cho bệnh tái phát là do cơ địa và dị ứng nguyên. Cụ thể như sau: ...

    VIÊM DA CƠ ĐỊA VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

    Bệnh viêm da cơ địa(Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Liken đơn dạng mạn tính…. Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “Ngứa-Gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường tăng cao. Dịch tễ học: - Tỷ lệ hiện mắc: Hiện nay, chưa có nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc viêm da cơ địa ở Việt Nam. Theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-20% [1, 2, 3, 4]. Theo báo cáo của phòng khám V...