Viêm da mủ là một bệnh ngoài da gây nguy hiểm thường gặp phải ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện với các dạng gồm chốc lây, hăm kẽ, chốc mép. Phụ huynh cần chú ý nhận biết các dạng bệnh viêm da mủ ở trẻ để có biện pháp xử lý và khắc phục bệnh kịp thời cho bé.
Thông thường, khi bị viêm da mủ thì các bé thường có những triệu chứng rõ rệt. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì bạn nên theo dõi cẩn thận da của bé và nếu thấy có hiện tượng bất thường thì nên đưa cháu đến các cơ sở y tế chuyên môn để khám xét.
Bài viết liên quan:
Một vài cách giúp bạn nhận diện các dạng viêm da mủ ở trẻ em
- Chốc lây
Là dạng bệnh xuất hiện do tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn gây nên và chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Biểu hiện của bệnh là những vảy vàng sâu dính bết tóc, dưới lớp vảy, da trợt đỏ, rớm dịch. Ngoài ra còn có nổi hạch ở vùng lân cận sưng đau. Vị trí bệnh thường gặp là đầu, mặt, cổ, chân tay. Bệnh có thể gây biến chứng viêm cầu thận cấp, biểu hiện bằng phù, tiểu ít, xét nghiệm có protein niệu.
- Chốc loét
Bệnh thường gặp ở những người suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường, nghiện rượu. Triệu chứng ban đầu cũng giống như chốc lây và có một phỏng nước hay phỏng mủ. Da xung quanh vết loét tím tái, tiến triển dai dẳng, lâu thành sẹo. Chốc loét thường gặp ở các vị trí là cẳng chân, cổ chân, nhất là cổ chân có giãn tĩnh mạch . Bệnh bắt đầu như chốc lây, bằng một phỏng nước hay phỏng mủ. Da xung quanh vết loét tím tái, tiến triển dai dẳng, lâu thành sẹo.
- Hăm kẽ
Thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ em mập hoặc người lớn béo mập, ra mồ hôi nhiều, hăm kẽ thường thấy ở nếp cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, rốn. Tổn thương là các đám đỏ, trợt, rớm dịch, phía ngoài thường có viền róc da mỏng, đau rát.
- Chốc mép
Bệnh do liên cầu khuẩn gây ra, xuất hiện ở mép nên gọi là chốc mép. Biểu hiện thường thấy ở 2 bên mép là các vết nứt trượt, rớm dịch, đóng vảy vàng dễ chảy máu, đau rát, gây khó ăn uống. có thể lây do uống chung chén, dung chung khăn mặt. Thường kèm theo sưng hạch ở dưới hàm.
Viêm da mủ được coi là một bệnh nguy hiểm cần được phát hiện và chữa trị kịp thời hiệu quả. Các bạn cần chú ý nhận diện và phân biệt các dạng bệnh viêm da mủ nêu trên, chủ yếu ở trẻ em để có phương pháp chữa trị phù hợp. Khi nhận thấy các triệu chứng cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán cụ thể, chính xác. Không nên tự ý chữa bệnh cho trẻ tại nhà vì có thể gây tác dụng phụ.
Để phòng bệnh viêm da mủ cần vệ sinh sạch sẽ, không nên ăn quá nhiều đồ nóng có hàm lượng đường cao. Tăng cường bổ xung vitamin, chế độ ăn nhiều đạm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Với trẻ em nên tắm nước chè tươi, sài đất, mướp đắng...có tác dụng phòng viêm da mủ rất hiệu quả.
Nhận xét
Đăng nhận xét