Chuyển đến nội dung chính

THUỐC CHỮA BỆNH NỔI MỀ ĐAY NGỨA HIỆU QUẢ

Nói đến bệnh nổi mề đay, Trường lại nhớ đến cậu bạn khá thân hồi đại học và sau này ra trường đi làm cũng thường xuyên còn gặp lại. Trong một lần họp nhóm, mọi người khá ngạc nhiên khi đến quán ăn mọi người uống bia hết nhưng cậu ấy lại từ chối và lựa chọn cho mình một chai nước lọc.

Tất nhiên, sự phản đối của những "đấng mày râu" được thể hiện ra và lý do rất chính đáng để cậu ấy được đặc cách. Đó là một câu chuyện cá nhân của Trường muốn chia sẻ vì nó liên quan đến chủ để bệnh nổi mề đay hôm nay. Và bạn cũng có thể tham khảo bài viết: Bệnh mề đay mẩn ngứa nên ăn gì và kiêng gì? để biết được nếu như bạn đang quan tâm đến bệnh này

Nổi mề đay ngứa là nỗi ám ảnh của rất nhiều người gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt. Thuốc chữa nổi mề đay mẩn ngứa cần đáp ứng điều kiện có thể điều trị lâu dài, an toàn do bệnh thường xuyên tái phát và kéo dài dai dẳng, hơn nữa nó còn liên quan nhiều đến hệ tiêu hóa của bạn. Dưới đây cách chữa nổi mề đay ngứa bằng thuốc đông, tây y thường áp dụng chữa trị cho người bệnh.
THUỐC CHỮA NỔI MỀ ĐAY NGỨA HIỆU QUẢ

Bài viết liên quan:

Cần biết sơ qua về triệu chứng của bệnh mề đay

Triệu chứng điển hình của bệnh nổi mề đay là các nốt mẩn đỏ có giới hạn rõ ràng gây ngứa dữ dội và có cảm giác như bị châm, chích rất khó chịu. Ban mề đay có hình thể rất thay đổi, tiến triển nhanh chóng độ một vài giờ cho đến vài ngày, sau đó mất đi trong khi những ban mề đay mới xuất hiện, cùng gãi càng ngứa, và những sang thương mới xuất hiện. Ban mề đay thường kéo dài 8 – 12 giờ và có thể nổi bất cứ nơi nào. Ngứa dữ dội chiều và về đêm. 

Các biểu hiện của bệnh mề đay thường xuất hiện theo mùa, do thời tiết hoặc ăn thức ăn gây dị ứng,... thường xuyên tái phát và kéo dài dai dẳng.

Thuốc Tây y thường được sử dụng để chữa nổi mề đay ngứa


THUỐC CHỮA NỔI MỀ ĐAY NGỨA HIỆU QUẢ

Thuốc Tây dùng trong điều trị nổi mề đay mẩn ngứa thường là thuốc kháng histamin. Thuốc này thường được dùng kèm với thuốc tiêm adrenalin  khi có triệu chứng phù họng, thanh quản; dùng kèm thuốc truyền tĩnh mạch aminophyllin khi có triệu chứng thắt phế quản kéo dài.

Điều trị bằng corticoides bắt đầu tác dụng chậm và không phải là lựa chọn hàng đầu cho phản ứng toàn thân. Nhưng nó được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục 30mg prednisolone/ngày và giảm liều dần trong 3 – 7 ngày.

Các loại thuốc này thường có tác dụng nhang chóng làm giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên thuốc không có tác dụng trị dứt điểm bệnh và nếu dùng lâu dài có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thuốc Đông y đem lại hiệu quả lâu dài trong việc chữa nổi mề đay


THUỐC CHỮA NỔI MỀ ĐAY NGỨA HIỆU QUẢ

Dùng thuốc đông y chữa nổi mề đay ngứa cần kết hợp các dạng thuốc uống trong, dùng ngoài (bôi, ngâm, tắm) như sau:

- Thuốc uống: là các bài thuốc có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, chống dị ứng; các bài thuốc mát gan, bổ huyết giúp lợi mật, dưỡng huyết, nâng cao sức đề kháng của cơ thể giúp phòng ngừa bệnh quay trở lại.

- Thuốc ngâm tắm: có tác dụng kháng khuẩn và tiêu viêm trên bề mặt da, giúp tái tạo da đưa da trở về trạng thái ban đầu như lúc chưa bị bệnh.

Ưu điểm của các bài thuốc đông y là có thể điều trị lâu dài, an toàn mà không gây tác dụng phụ. Thuốc có tác dụng thanh lọc có thể, bài độc tố, có thể chữa bệnh mề đay tận gốc. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì áp dụng mới cho hiệu quả cao. Bên cạnh đó cần kết hợp với các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bạn cần lưu ý tránh ăn các loại đồ ăn, thực phẩm dễ gây dị ứng như các đồ hải sản, bảo vệ có thể khi thời tiết thay đổi...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CHỮA VIÊM DA CƠ ĐỊA BẰNG TÂY Y

Viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, có thể chỉ đơn giản là các đám khô da mất sắc tố, nhưng cũng có thể biểu hiện rất nặng như đỏ da toàn thân. Triệu chứng của bệnh biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn diễn biến. Tổn thương da cấp tính hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Giai đoạn này thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.  Eczema còn gọi là bệnh chàm - một bệnh da dị ứng mạn tính. Tổn thương của bệnh eczema có các đặc trưng: khởi đầu trên bề mặt da sẩn đỏ, lấm tấm nhiều hạt nước nhỏ, người bệnh ngứa gãi nhiều; có thể chảy nước vàng do gãi, đóng vảy t...

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH CHÀM SỮA Ở TRẺ

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên mắc phải bệnh chàm còn gọi là bệnh chàm sữa hay lác sữa. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và gián tiếp tác động xấu tới sự phát triển thể lực của trẻ. Bệnh chàm sữa ở trẻ em nếu không được chữa trị hiệu quả ngay từ sớm sẽ dễ dẫn tới bệnh mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ sau này. Trước hết, phụ huynh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để từ đó biện pháp phòng tránh phù hợp và đừng quá lo lắng. Bạn nên cẩn thận và tìm hiểu đúng mức độ bệnh của con mình, tốt hơn hết nếu gần cơ sở y tế chuyên môn thì bạn đưa bé đến đó để theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bài viết liên quan: Chữa bệnh chàm sữa cho trẻ bằng mướp đắng Viêm da cơ địa ở trẻ em - Thuốc nào để chữa? Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ Nguyên nhân gây bệnh chàm cho đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên 2 yếu tố được xem là tác nhân phát sinh và khiến cho bệnh tái phát là do cơ địa và dị ứng nguyên. Cụ thể như sau: ...

VIÊM DA CƠ ĐỊA VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

Bệnh viêm da cơ địa(Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Liken đơn dạng mạn tính…. Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “Ngứa-Gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường tăng cao. Dịch tễ học: - Tỷ lệ hiện mắc: Hiện nay, chưa có nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc viêm da cơ địa ở Việt Nam. Theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-20% [1, 2, 3, 4]. Theo báo cáo của phòng khám V...