Chuyển đến nội dung chính

VIÊM DA CƠ ĐỊA CÁCH KIÊNG CỮ PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ


Chứng viêm da cơ địa ở trẻ thường xuất hiện nhiều nhất vào những ngày trời chuyển mùa hoặc trong mùa đông và các loại thuốc bôi chỉ hợp với một số bé nhất định, còn đa phần các bé không hết bệnh khi dùng thuốc. Nhiều bé đến 2 tuổi sẽ tự hết bệnh nhưng cũng có rất nhiều trường hợp, có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Viêm da cơ địa thường do ảnh hưởng từ môi trường.
Vì sao bé bị viêm da cơ địa?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này có thể do di truyền kết hợp với môi trường bị bẩn, ô nhiễm.

Trước đây, nhiều mẹ tin rằng bé bị viêm da dị ứng là do rối loạn cảm xúc, nhưng các bác sĩ khẳng định, các yếu tố cảm xúc chỉ thúc đẩy bệnh phát triển chứ không phải là nguyên nhân gây ra bệnh.

Kiêng cữ

Rất nhiều bà mẹ nghĩ rằng cần phải kiêng, không cho con ăn các món tanh, thịt gà… nhưng bệnh chưa chắc đã thuyên giảm mà bé thì thêm còi cọc vì không được ăn đủ chất. Chính vì vậy, nếu bé không bị dị ứng thức ăn thì mẹ vẫn nên cho con ăn uống đủ chất.

Bệnh này xuất hiện do cơ địa của trẻ mẫn cảm với thời tiết, môi trường… nên khi thời tiết thay đổi thì bệnh thường trở nặng hơn. Vì vậy, bố mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé để tránh nhiễm trùng và làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Vì da bé bị khô, mẩn đỏ nên bố mẹ cần chú ý giữ cho da bé luôn có độ ẩm ổn định, thường xuyên bôi kem, thuốc mỡ hoặc bôi các loại kem được bác sĩ chỉ định để cung cấp độ ẩm cho da bé.

Không nên tắm cho con bằng các loại xà phòng thơm, không dùng thuốc tẩy, xả vải… để giặt quần áo bé vì lúc này da của bé đang rất nhạy cảm và rất dễ kích ứng, nổi mẩn đỏ.

Không để bé gãi vào vùng da nổi đỏ vì rất có thể sẽ gây lây lan sang các vùng da lành khác.
Mẹ nên thường xuyên giữ ẩm cho da bé.

Điều trị

Nhiều bác sĩ cho biết, căn bệnh này không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ dùng thuốc để kìm hãm sự phát triển, chữa lành các vùng da bệnh và áp dụng các biện pháp phòng chống tái phát mà thôi.

Khi 2 tuổi, bé sẽ tự nhiên khỏi bệnh nhưng nhiều bé, bệnh kéo dài cho đến khi lớn.

Để lựa chọn loại thuốc bôi da cho bé, các mẹ nên con đến khám ở bệnh viện Da liễu để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương thuốc thích hợp với thể trạng và tình hình bệnh của từng bé. Lưu ý không bôi thuốc khi da đang có tổn thương do vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng gây ra.

Phòng ngừa

Để phòng cho bệnh ít tái phát, đặc biệt vào những ngày chuyển mùa, thay đổi thời tiết… bạn cần thường xuyên cho con tắm trong nước ấm, cắt ngắn móng tay để hạn chế xước da khi bé gãi, lựa chọn quần áo mềm mại, thoáng mát, giữ nhiệt độ trong phòng ở nhiệt độ không quá nóng.

Thường xuyên bôi kem giữ ẩm cho da (loại không gây kích ứng da), và cho bé tắm thường xuyên bằng các loại lá hoặc chanh để làm dịu, mát da.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CHỮA VIÊM DA CƠ ĐỊA BẰNG TÂY Y

Viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, có thể chỉ đơn giản là các đám khô da mất sắc tố, nhưng cũng có thể biểu hiện rất nặng như đỏ da toàn thân. Triệu chứng của bệnh biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn diễn biến. Tổn thương da cấp tính hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Giai đoạn này thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.  Eczema còn gọi là bệnh chàm - một bệnh da dị ứng mạn tính. Tổn thương của bệnh eczema có các đặc trưng: khởi đầu trên bề mặt da sẩn đỏ, lấm tấm nhiều hạt nước nhỏ, người bệnh ngứa gãi nhiều; có thể chảy nước vàng do gãi, đóng vảy t...

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH CHÀM SỮA Ở TRẺ

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên mắc phải bệnh chàm còn gọi là bệnh chàm sữa hay lác sữa. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và gián tiếp tác động xấu tới sự phát triển thể lực của trẻ. Bệnh chàm sữa ở trẻ em nếu không được chữa trị hiệu quả ngay từ sớm sẽ dễ dẫn tới bệnh mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ sau này. Trước hết, phụ huynh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để từ đó biện pháp phòng tránh phù hợp và đừng quá lo lắng. Bạn nên cẩn thận và tìm hiểu đúng mức độ bệnh của con mình, tốt hơn hết nếu gần cơ sở y tế chuyên môn thì bạn đưa bé đến đó để theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bài viết liên quan: Chữa bệnh chàm sữa cho trẻ bằng mướp đắng Viêm da cơ địa ở trẻ em - Thuốc nào để chữa? Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ Nguyên nhân gây bệnh chàm cho đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên 2 yếu tố được xem là tác nhân phát sinh và khiến cho bệnh tái phát là do cơ địa và dị ứng nguyên. Cụ thể như sau: ...

VIÊM DA CƠ ĐỊA VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

Bệnh viêm da cơ địa(Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Liken đơn dạng mạn tính…. Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “Ngứa-Gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường tăng cao. Dịch tễ học: - Tỷ lệ hiện mắc: Hiện nay, chưa có nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc viêm da cơ địa ở Việt Nam. Theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-20% [1, 2, 3, 4]. Theo báo cáo của phòng khám V...