Chuyển đến nội dung chính

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH GIỜI LEO (ZONA)

Bệnh giời leo (zona) là một căn bệnh rất phổ biến mà nhiều người mắc phải. Bệnh đặc trưng với các biểu hiện là các mụn nước cấp tính xuất hiện ở các vị trí như  mặt, cổ, lưng, vai, bụng … gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Khi bị bệnh giời leo không chỉ gây cảm giác khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt mà cò còn có thể gây tổn hại tới sức khỏe, nhất là có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh rất cần chú ý để có biện pháp chữa trị hiệu quả kịp thời và tránh biến chứng có thể xảy ra.
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH GIỜI LEO (ZONA)
Bài viết liên quan:

Các biến chứng thường gặp của bệnh giời leo

Giời leo là một bệnh do virut gây ra và là loại virut gây bệnh thủy đậu ở trẻ em. Bệnh từ khi xuất hiện cho tới lúc khỏi thường trong khoảng thời gian từ 2 - 3 tuần. Trong thời gian này nếu không được chữa trị hiệu quả hoặc chữa trị không đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sau:

- Biến chứng đau thần kinh

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất do bệnh zona gây ra. Biến chứng thường xảy ra ở đối tượng người bệnh trên 50 tuổi. Đó là sau khi bệnh zona biến mất (các tổn thương trên da do bệnh gây ra không còn) khoảng hơn 1 tháng sẽ có thể gặp phải biến chứng này. Biến chứng đau thần kinh do bệnh giời leo diễn ra khoảng 6 tháng thì chấm dứt nhưng cũng có trường hợp kéo dài cả năm.

- Biến chứng bội nhiễm da

Bệnh giời leo được đặc trưng bởi các thương tổn trên da là các dải mụn nước gây ngứa ngáy, khi vỡ ra thì gây đau rát. Nếu không được chữa trị sớm tình trạng này sẽ gây viêm loét và nhiễm trùng, có khi bị mưng mủ. Nhất là với trường hợp bệnh xuất hiện ở hỗ mắt nếu không được chữa trị kịp thời hiệu quả có thể dẫn đến viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc thậm chí có nguy cơ bị mù lòa.

- Biến chứng tổn thương các tạng như não, gan, phổi có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng này ít khi xảy ra và chỉ phát triển khi bệnh nặng, phát tán mạnh vào hệ tuần hoàn máu.

Như vậy, bệnh giời leo tưởng đơn giản nhưng lại có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm nếu không được quan tâm chữa trị đúng mức và kịp thời. Do đó ngay khi xác định tình trạng bệnh cần được chữa trị kịp thời, tránh để lâu có thể làm tăng thương tổn và gây biến chứng nguy hiểm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TRẺ VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ CHỮA KHỎI KHÔNG?

Hỏi: Con trai tôi được 22 tháng tuổi cháu bị nổi mẩn hết hai chân, hai tay nốt đỏ có nốt có mủ. Tôi đã cho cháu đi khám ở bệnh viện da liễu và bệnh viện nhi TƯ được kết luận là viêm da cơ địa đã cho thuốc nhưng đều không khỏi, tôi cho cháu khám cả đông y bác sỹ cho thuốc bôi và nói chỉ đỡ thôi chứ không khỏi được. Vậy xin hỏi bác sỹ bệnh của con tôi có chữa được không và khám ở đâu? Xin cảm ơn bác sỹ. (Phạm Thị Hường) Trả lời: Cháu đi khám chuyên khoa da liễu ở Bệnh viện nhi trung ương hoặc viện Da liễu là đúng chuyên khoa rồi. Cần kiên trì chữa trị cho cháu. 2. Hỏi: Tôi có đứa cháu hơn một tuổi điều kiện sinh hoạt sạch sẽ thỉnh thoảng nhà có muỗi, mỗi lần bị muỗi cắn cháu bị sưng đỏ sau đó lặn nhưng để lại 1 hột nhỏ li ti không mọng nước nhưng y như có cồi (kKhông phải như bị sưng mũ) dùng móng tay khảy cũng không ra, cả tuần cũng không thấy lặn hẳn nên làm chân tay của bé nhìn như bị ghẻ, hoa lung tung nhìn rất mất thẩm mỹ. Mong các bác sĩ chẩn đoán giúp và hướng dẫn tôi cách xử lý.

THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA

Một số hình thái của bệnh viêm da cơ địa căn cứ trên lâm sàng chia làm 3 giai đoạn với các thuốc điều trị khác nhau: Giai đoạn cấp tính: Tổn thương da là các mụn nước, sẩn, tiết dịch nhiều làm tổn thương luôn ẩm ướt, có chỗ chảy nước, có chỗ đóng vảy tiết vàng, nền da ở dưới phù nề, đỏ. Đôi khi có thể kèm theo mụn mủ do nhiễm trùng bồi phụ. Giai đoạn bán cấp: Tổn thương da khô hơn với các sẩn nổi cao hơn mặt da, sắp xếp thành đám trên nền da đỏ, phù nề nhẹ. Có thể kèm theo nhiều vết xước, tiết dịch do bệnh nhân gãi. Giai đoạn mạn tính: Tổn thương da hoàn toàn khô với các biểu hiện là một đám dày da, sần sùi, nền da thâm đen hoặc đỏ thẫm. Trên một mảng sẩn dày sừng có các khía lõm xuống trông như hằn cổ trâu do mắc bệnh lâu ngày kèm theo bệnh nhân chà xát, gãi nhiều. Có thể kết hợp biểu hiện da bàn tay, bàn chân bị khô, bong da, dày sừng, nứt nẻ kiểu á sừng. Thuốc điều trị: Các thuốc điều trị phải phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Giai đoạn cấp tính: Không nên bôi các thuốc dạng mỡ vì s

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH CHÀM SỮA Ở TRẺ

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên mắc phải bệnh chàm còn gọi là bệnh chàm sữa hay lác sữa. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và gián tiếp tác động xấu tới sự phát triển thể lực của trẻ. Bệnh chàm sữa ở trẻ em nếu không được chữa trị hiệu quả ngay từ sớm sẽ dễ dẫn tới bệnh mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ sau này. Trước hết, phụ huynh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để từ đó biện pháp phòng tránh phù hợp và đừng quá lo lắng. Bạn nên cẩn thận và tìm hiểu đúng mức độ bệnh của con mình, tốt hơn hết nếu gần cơ sở y tế chuyên môn thì bạn đưa bé đến đó để theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bài viết liên quan: Chữa bệnh chàm sữa cho trẻ bằng mướp đắng Viêm da cơ địa ở trẻ em - Thuốc nào để chữa? Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ Nguyên nhân gây bệnh chàm cho đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên 2 yếu tố được xem là tác nhân phát sinh và khiến cho bệnh tái phát là do cơ địa và dị ứng nguyên. Cụ thể như sau: