Chuyển đến nội dung chính

CÁCH CHỮA DỊ ỨNG MẨN NGỨA VỚI CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN

Dị ứng mẩn ngứa là hiện tượng rất dễ xảy ra và tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với các tác nhân làm ảnh hưởng tới cơ địa dễ bị kích ứng gây nên. Tình trạng ngứa ngáy do dị ứng mẩn ngứa gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Với công thức đơn giản từ lá húng chanh và mật ong sẽ giúp bạn khắc phục nhanh chóng các cơn ngứa do nổi mề đay mẩn ngứa, dị ứng hiệu quả và rất an toàn. Nếu như bạn quan tâm và lắng nghe những câu chuyện xung quanh đời sống thì chắc sẽ nhận được nhiều kinh nghiệm. Bản thân Trường khi tìm cách điều trị bệnh cho vợ thì cũng khá bối rối ở thời điểm ban đầu khi nghe quá nhiều thông tin về phương pháp chữa trị từ dân gian. Nhưng đúc kết lại thì có nhiều điểm khá chung đó là tính chất lành, mát trong của các loại dược liệu đấy. Bạn đọc cũng thử tìm hiểu những dược liệu gần gũi ngay dưới đây nhé !
Lá húng chanh và mật ong đều là 2 loại dược liệu từ tự nhiên được dùng để chữa bệnh rất phổ biến trong dân gian. Trong đó, lá húng chanh có chứa nhiều lượng tinh dầu có khả năng tiêu diệt và ức chế nhiều loại vi khuẩn trú ngụ dưới có nguy cơ gây mẩn ngứa dị ứng. Mật ong được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Do đó sự kết hợp của 2 nguyên liệu này tạo ra công thức chữa trị dị ứng mẩn ngứa hiệu quả và ngăn chặn tình trạng bệnh tái phát.

Cách chữa dị ứng mẩn ngứa bằng lá húng chanh và mật ong


CÁCH CHỮA DỊ ỨNG MẨN NGỨA VỚI CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN

Đây là 2 nguyên liệu quen thuộc, rất dễ kiếm nên khá thuận tiện cho bạn trong việc áp dụng để chữa nổi mẩn ngứa dị ứng. Hãy chuẩn bị sẵn nguyên liệu và thực hiện theo 1 trong 2 cách như sau:

Cách 1: 

Trước khi áp dụng, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cho vùng da bị nổi mẩn ngứa (có thể dùng một chút oxy già để sát trùng). Tiếp đến bạn lấy một chút mật ong bôi lên da để diệt khuẩn và loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, lấy một nắm lá húng chanh giã nát rồi đắp lên vết thương, nên dùng gạc để băng lại. Áp dụng kiên trì cho tới khi vết thương được chữa lành. Cách thức này đặc biệt thích hợp trong những trường hợp các vết dị ứng mẩn ngứa đã bị chảy nước, lở loét.
Lưu ý đặc biệt là phải luôn giữ gìn vệ sinh thật sạch để tránh nhiễm khuẩn cho vết thương.
Cách 2:

Bạn có thể dùng lá húng chanh rửa sạch dùng để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị dị ứng mẩn ngứa nhiều lần. Bạn đợi cho khô rồi thoa một lớp mật ong lên trên. Áp dụng 2 – 3 lần/ngày các vết thương sẽ nhanh chóng biến mất.

Cách này cũng được áp dụng rất hiệu quả cho các trường hợp bị ngứa do thời tiết nắng nóng, bệnh giời leo (zona).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TRẺ VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ CHỮA KHỎI KHÔNG?

Hỏi: Con trai tôi được 22 tháng tuổi cháu bị nổi mẩn hết hai chân, hai tay nốt đỏ có nốt có mủ. Tôi đã cho cháu đi khám ở bệnh viện da liễu và bệnh viện nhi TƯ được kết luận là viêm da cơ địa đã cho thuốc nhưng đều không khỏi, tôi cho cháu khám cả đông y bác sỹ cho thuốc bôi và nói chỉ đỡ thôi chứ không khỏi được. Vậy xin hỏi bác sỹ bệnh của con tôi có chữa được không và khám ở đâu? Xin cảm ơn bác sỹ. (Phạm Thị Hường) Trả lời: Cháu đi khám chuyên khoa da liễu ở Bệnh viện nhi trung ương hoặc viện Da liễu là đúng chuyên khoa rồi. Cần kiên trì chữa trị cho cháu. 2. Hỏi: Tôi có đứa cháu hơn một tuổi điều kiện sinh hoạt sạch sẽ thỉnh thoảng nhà có muỗi, mỗi lần bị muỗi cắn cháu bị sưng đỏ sau đó lặn nhưng để lại 1 hột nhỏ li ti không mọng nước nhưng y như có cồi (kKhông phải như bị sưng mũ) dùng móng tay khảy cũng không ra, cả tuần cũng không thấy lặn hẳn nên làm chân tay của bé nhìn như bị ghẻ, hoa lung tung nhìn rất mất thẩm mỹ. Mong các bác sĩ chẩn đoán giúp và hướng dẫn tôi cách xử lý.

THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA

Một số hình thái của bệnh viêm da cơ địa căn cứ trên lâm sàng chia làm 3 giai đoạn với các thuốc điều trị khác nhau: Giai đoạn cấp tính: Tổn thương da là các mụn nước, sẩn, tiết dịch nhiều làm tổn thương luôn ẩm ướt, có chỗ chảy nước, có chỗ đóng vảy tiết vàng, nền da ở dưới phù nề, đỏ. Đôi khi có thể kèm theo mụn mủ do nhiễm trùng bồi phụ. Giai đoạn bán cấp: Tổn thương da khô hơn với các sẩn nổi cao hơn mặt da, sắp xếp thành đám trên nền da đỏ, phù nề nhẹ. Có thể kèm theo nhiều vết xước, tiết dịch do bệnh nhân gãi. Giai đoạn mạn tính: Tổn thương da hoàn toàn khô với các biểu hiện là một đám dày da, sần sùi, nền da thâm đen hoặc đỏ thẫm. Trên một mảng sẩn dày sừng có các khía lõm xuống trông như hằn cổ trâu do mắc bệnh lâu ngày kèm theo bệnh nhân chà xát, gãi nhiều. Có thể kết hợp biểu hiện da bàn tay, bàn chân bị khô, bong da, dày sừng, nứt nẻ kiểu á sừng. Thuốc điều trị: Các thuốc điều trị phải phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Giai đoạn cấp tính: Không nên bôi các thuốc dạng mỡ vì s

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH CHÀM SỮA Ở TRẺ

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên mắc phải bệnh chàm còn gọi là bệnh chàm sữa hay lác sữa. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và gián tiếp tác động xấu tới sự phát triển thể lực của trẻ. Bệnh chàm sữa ở trẻ em nếu không được chữa trị hiệu quả ngay từ sớm sẽ dễ dẫn tới bệnh mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ sau này. Trước hết, phụ huynh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để từ đó biện pháp phòng tránh phù hợp và đừng quá lo lắng. Bạn nên cẩn thận và tìm hiểu đúng mức độ bệnh của con mình, tốt hơn hết nếu gần cơ sở y tế chuyên môn thì bạn đưa bé đến đó để theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bài viết liên quan: Chữa bệnh chàm sữa cho trẻ bằng mướp đắng Viêm da cơ địa ở trẻ em - Thuốc nào để chữa? Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ Nguyên nhân gây bệnh chàm cho đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên 2 yếu tố được xem là tác nhân phát sinh và khiến cho bệnh tái phát là do cơ địa và dị ứng nguyên. Cụ thể như sau: